alt

DINH DƯỠNG BỆNH LÝ VIÊM RUỘT

  Thứ Tue, 22/11/2022

Tổng quan về bệnh lý viêm ruột 

Tỉ lệ mắc bệnh lý viêm ruột ngày càng gia tăng song song với tình trạng béo phì và tăng cân. Trước đây, tình trạng béo phì ở bệnh nhân viêm ruột, đặc biệt là bệnh Crohn (CD), được xem là bất thường (chiếm 3%) vì tỉ lệ này còn cao hơn tình trạng viêm và kém hấp thu của bệnh.

Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng béo phì là một yếu tố nguy cơ xảy ra của bệnh Crohn, nhưng ít gặp ở viêm loét đại tràng. Một nghiên cứu cắt ngang cho thấy khoảng 20-40% bệnh nhân trưởng thành mắc bệnh viêm ruột bị thừa cân (25 < BMI < 30 kg/m2) và 15-40% có béo phì (BMI > 30kg/m2).

Vì béo phì và thừa cân khá thường gặp ở bệnh nhân viêm ruột. Do đó, tầm soát và đánh giá dinh dưỡng rất quan trọng ở tất cả bệnh nhân viêm ruột.

Tầm soát và đánh giá dinh dưỡng bệnh lý viêm ruột cho bệnh nhân viêm ruột

Tầm soát dinh dưỡng và đánh giá dinh dưỡng tất cả bệnh nhân tại thời điểm được chẩn đoán bệnh lý viêm ruột và sẽ lặp lại ít nhất 1 năm một lần.

Nguy cơ SDD tăng cao ở bệnh nhân viêm ruột, và thường gặp ở bệnh Crohn hơn viêm loét đại tràng. Hầu hết bệnh nhân viêm ruột có SDD nhập viện bởi nhiễm trùng; SDD là yếu tố nguy cơ độc lập của thuyên tắc mạch, phẫu thuật, kéo dài thời gian nhập viện, và tăng nguy cơ tử vong. Tầm soát SDD kết hợp chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao) và công cụ tầm soát giá trị (ví dụ: NRS-2002, MUST). Nếu tầm soát có nguy cơ SDD hoặc SDD, chúng ta nên đánh giá tình trạng SDD ngay bằng các công cụ đánh giá và không thể thiếu chẩn đoán suy mòn cơ.

Dinh dưỡng bệnh lý viêm ruột
Dinh dưỡng bệnh lý viêm ruột

Đánh giá dinh dưỡng bệnh lý viêm ruột cho người béo phì viêm ruột

Tỉ lệ hiện mắc và mới mắc béo phì ngày càng tăng trên thế giới, gây ra sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở bệnh nhân viêm ruột, ước đoán chiếm khoảng ⅓ ở cả bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Bởi nguyên nhân đa yếu tố khiến lượng mỡ tích tụ, phát triển ở các bệnh nhân này:

Mất khối cơ do giảm chế độ ăn, tăng tỉ lệ tiêu thụ protein, và mất chất dinh dưỡng trong giai đoạn cấp tính của bệnh hoặc do tương tác thuốc và thực phẩm.
Việc sử dụng corticosteroids gây ra lắng đọng mỡ tạng, cũng như làm tăng tiêu hao protein ở các trẻ em và người trưởng thành. Từ đó, tăng nguy cơ suy mòn cơ ở bệnh nhân béo phì như tăng khối mỡ, giảm khối cơ xương.

Vì thế, nếu tầm soát phát hiện tình trạng thừa cân (BMI 25-30), chúng ta nên đánh giá thêm chu vi vòng bụng, gan nhiễm mỡ. Với trường hợp béo phì (BMI > 30) hoặc thừa cân kèm tăng chu vi vòng bụng, chúng ta nên đánh giá thêm đề kháng insulin qua chỉ số HOMA và mức độ viêm.

Ngoài ra còn đánh giá thêm các bệnh lý liên quan béo phì như ĐTĐ, THA, rối loạn mỡ máu, bệnh lý tim mạch, hô hấp, bệnh lý khớp, gan nhiễm mỡ không do rượu, rối loạn giấc ngủ.

Giảm cân ở bệnh nhân viêm ruột béo phì

Bệnh nhân viêm ruột có béo phì cần được thực hiện liệu pháp giảm cân để có thể tối ưu hoá điều trị bệnh vì liên quan tình trạng tăng thanh thải thuốc, giảm thời gian bán huỷ thuốc và giảm nồng độ thuốc trong cơ thể. Nguyên nhân có thể do sự suy giảm hấp thu của các hoạt chất trong thuốc được tiêm dưới da, tốc độ ly giải protein, các yếu tố hoại tử khối u TNF và tình trạng viêm nhiễm do béo phì gây ra. Liệu pháp giảm cân cần tập trung giảm mỡ, không mất cơ và nên được tuân thủ, theo dõi một cách cẩn thận các khuyến cáo chung về liệu pháp điều trị béo phì.

Bệnh nhân viêm ruột béo phì nên được khuyến khích giảm cân trong giai đoạn bệnh lý ổn định nhằm cải thiện tình trạng bệnh, giảm biến chứng do béo phì gây ra và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Liệu pháp điều trị béo phì ở bệnh nhân viêm ruột có các bước khá tương đồng ở bệnh nhân không viêm ruột. Bước đầu tư vấn chế độ ăn và can thiệp lối sống, bên cạnh đó các thuốc giảm cân hoặc phẫu thuật cắt dạ dày giảm cân có thể xem xét.

Thuốc giảm cân có thể được sử dụng ở bệnh nhân viêm ruột theo chỉ định của thuốc, thường chỉ định ở bệnh nhân có BMI >=30 kg/m2 hoặc BMI >=27kg/m2 với các bệnh lý liên quan béo phì như tăng huyết áp, đái tháo đường type II, hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Bệnh nhân viêm ruột béo phì nên được khuyến khích giảm cân trong giai đoạn bệnh lý ổn định nhằm cải thiện tình trạng bệnh, giảm biến chứng do béo phì gây ra và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Bệnh nhân viêm ruột béo phì nên được tầm soát, theo dõi, đánh giá dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật để can thiệp kịp thời. Bệnh nhân trước phẫu thuật chương trình, thành phần cấu trúc cơ thể nên được đo lường bơi các phương tiện như BIA, DXA hoặc CT. Tuy nhiên, nếu không có đủ các phương tiện này, có thể đánh giá chỉ số nhân trắc (bề dày nếp gấp da, chu vi vòng cánh tay) hoặc sức cơ tay.

Dinh dưỡng bệnh lý viêm ruột
Dinh dưỡng bệnh lý viêm ruột

Nhu cầu đạm ở bệnh nhân viêm ruột

So với nhu cầu Protein với người trưởng thành, chúng ta nên tăng nhu cầu protein ở bệnh nhân béo phì với tình trạng viêm ruột đang diễn tiến là 1.2-1.5g/kg ABW/ngày. Nhìn chung, nhu cầu protein trong giai đoạn bệnh ổn định, bệnh nhân viêm ruột béo phì mà không có tình trạng suy mòn cơ hoặc SDD là không tăng so với người trưởng thành: 0.8-1g/kg ABW/ngày.

Nhưng nếu bệnh nhân viêm ruột ổn định nhưng có tình trạng béo phì và suy mòn cơ hoặc nguy cơ cao SDD khi tầm soát SDD là tăng: 1.2-1.5g/kg ABW/ngày.

Đánh giá thiếu hụt vi chất ở bệnh nhân viêm ruột

Kiểm tra các vi chất dinh dưỡng, đánh giá sự thiếu hụt ở tất cả bệnh nhân tại thời điểm được chẩn đoán bệnh lý viêm ruột và sẽ lặp lại ít nhất 1 năm một lần.

Do mất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa do tiêu chảy và chế độ ăn không đầy đủ, chán ăn do diễn tiến cấp tính của bệnh làm cơ thể thiếu hụt các vi chất. Cta nên cung cấp đa vitamin và vi chất dinh dưỡng. Đặc biệt các vitamin B1, B6, B12, A, D, E, K, Fe, Se, Zn cần được xét nghiệm. Hậu quả của sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng này sẽ gây ra các tình trạng bất thường như thiếu máu, biểu đồ tăng trưởng suy giảm và xương không khoẻ mạnh.

Tư vấn chế độ ăn đầy đủ bổ sung các vi chất hoặc vitamin tổng hợp hằng ngày theo nhu cầu khuyến nghị nhằm bổ sung đủ vi chất nhưng việc này không đảm bảo rằng đã cung cấp đầy đủ cho cơ thể. Về lâu dài các vi chất như Fe, Zn, Vitamin D cần bổ sung bằng liều điều trị.

Mật độ xương cần được đánh giá ở bệnh nhân viêm ruột tại thời điểm chẩn đoán và ở bệnh nhân có nguy cơ cao như bệnh lý mạn tính hoạt động, điều trị corticosteroid hoặc trước khi chẩn đoán loãng xương mỗi 1 đến 2 lần trong năm.

Bệnh nhân béo phì viêm ruột có điều trị steroid thì nồng độ Calci và 25-OH-vitamin D nên được theo dõi và sẽ bổ sung nhằm ngăn ngừa tình trạng mật độ xương thấp. Giảm mật độ xương được mô tả là tình trạng loãng xương hoặc thiếu xương là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm ruột, chiếm 20-50%. Loãng xương khá phổ biến ở bệnh nhân viêm ruột chiếm khoảng 18-42%.

Bệnh nhân béo phì viêm ruột có điều trị steroid thì nồng độ Calci và 25-OH-vitamin D nên được theo dõi và sẽ bổ sung nhằm ngăn ngừa tình trạng mật độ xương thấp. Thông thường, chúng ta thường cung cấp Calci và vitamin D bằng đường uống.

Tỉ lệ mắc béo phì ở bệnh nhân viêm ruột và thiếu hụt vitamin D diễn ra song song và chồng lấp lên nhau. Đồng thời sự thiếu hụt vitamin D có ở cả bệnh nhân viêm ruột béo phì cũng như suy mòn cơ ở bệnh nhân béo phì. Do đó, cần sàng lọc và dự phòng các tình trạng biến đổi xương ở bệnh nhân viêm ruột béo phì.

Nguồn tham khảo: https://www.espen.org/files/ESPEN-Guidelines/European_guideline_on_obesity_care_in_patients_with_gastrointestinal_and_liver_diseases-Joint_ESPEN_UEG_guideline.pdf

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng

Đăng ký Tư vấn trực tuyến

Tư vấn miễn phí cho 50 người đăng kí đầu tiên

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?